LuckyStar Sneaker
Chào mừng bạn đến với The Lucky Star! Rất hân hạnh được phục vụ bạnXem NgayƯu đãi giảm 5% với khách hàng mua lần đầu tiên tại The Lucky StarVới hóa đơn trên 1.000.000 đồng bạn sẽ được free shipKhi mua giày kèm các sản phẩm phụ kiện bạn sẽ được giảm giá 10% cho các phụ kiện đó.
LuckyStar Sneaker
Welcome to The Lucky Star. We have The Best Sneaker Deals In Town. Discover the latest deals on all styles of shoes at The Lucky Star website.
Information
Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Xin chào Bạn

Đăng Nhập

Đăng Nhập

And enjoy life during the time you just saved!

Quên Mật Khẩu

Điền email vào ô phía dưới để lấy lại mật khẩu

Đăng Ký Tài Khoản

Điền thông tin để đăng ký tài khoản

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Xin chào Bạn

Đăng Nhập

Đăng Nhập

And enjoy life during the time you just saved!

Quên Mật Khẩu

Điền email vào ô phía dưới để lấy lại mật khẩu

Đăng Ký Tài Khoản

Điền thông tin để đăng ký tài khoản

Cộng tác?

(Magazine) - Như được mô tả trong bộ phim Air của Ben Affleck, đây là cách mà đôi giày mang tính biểu tượng - Air Jordans của Michael Jordan và Nike biến văn hóa của những người yêu thích giày thể thao thành một ngành công nghiệp trị giá 79 tỷ đô la.

(Air Jordan 1 High OG ‘Chicago Lost & Found’)

Sneakers đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi chúng được phát minh lần đầu tiên vào những năm 1860 ở Anh dành cho tầng lớp thượng lưu chơi croquet và quần vợt. Từ lâu đã được sử dụng cho mục đích chức năng hơn là thời trang, sneakers ngày nay chứa đựng cả một nền văn hóa. Như bộ phim có sự góp mặt của Ben Affleck, Air mô tả sự xuất hiện của văn hóa sneaker có thể được bắt nguồn từ sự hợp tác năm 1984 của Nike với siêu sao bóng rổ Michael Jordan trên đôi Air Jordans mang tính biểu tượng của họ. Bộ phim là câu chuyện về sneakers và sneakerheads.

Air Jordans và sự trỗi dậy của văn hóa sneakers

Hầu hết các sneakerhead tin rằng sự ra đời của nền văn hóa của họ là do sự nổi lên của những đôi giày được vận động viên mang trên chân vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80. Converse's Chuck Taylor All-Stars đã thống trị các sân bóng rổ trong nhiều thập kỷ và các thương hiệu như Puma và Adidas bắt đầu tham gia vào khiến cho lĩnh vực này càng trở nên sôi động.

(MJ mang trên chân Air Jordan 1s trong trận Washington Bullets tháng 11/1985)

(Thành viên của nhóm nhạc rap Run-D.M.C và đôi giày Adidas Superstar)

Điều đã biến văn hóa giày thể thao thành một hiện tượng thực sự là việc phát hành Air Jordan 1 của Nike vào năm 1985. Năm 1984, Michael Jordan - Một tân binh tài năng chưa từng thi đấu chuyên nghiệp đã ký hợp đồng chứng thực trị giá 2,5 triệu đô la với Nike trong 5 năm và đã thực sự thay đổi văn hoá sneakers.

Văn hóa giày thể thao cũng bắt đầu lan rộng ra ngoài sân bóng rổ khi nhóm hip-hop có ảnh hưởng Run-D.M.C. phát hành đĩa đơn "My Adidas" vào năm 1986. Nó đã mang lại cho nhóm một hợp đồng chứng thực đầu tiên với thương hiệu. Ngay sau đó, Kurt Cobain của ban nhạc grunge Nirvana đã biến Converse trở thành biểu tượng của sự nổi loạn và tuổi trẻ.

(Skateboarder mang giày Vans Sk8-Hi tại Bãi biển Venice. Những đôi Vans mang tính biểu tượng này đã được cộng đồng người trượt ván yêu thích kể từ khi chúng ra mắt vào năm 1978)

(Người Hồi Giáo cùng những đôi giày sneakers tập trung tại Nhà thờ Hồi giáo Brixton để cầu nguyện vào Thứ Sáu)

Khi sneakers thật sự trở thành một biểu tượng

Khi giày thể thao ngày càng được ưa chuộng, các công ty giày dép đã hợp tác với người nổi tiếng và các thương hiệu xa xỉ cũng như tung ra những đôi giày phiên bản giới hạn. Những đôi giày thể thao quý hiếm được sneakerheads săn lùng và thị trường giày thể thao phát triển mạnh mẽ.

Các nghệ sĩ như Rihanna, Travis Scott và Kanye West đã góp phần lan toả văn hoá sneakers một cách mạnh mẽ trong gần một thập kỷ qua những lần hợp tác mang tính biểu tượng của họ với các thương hiệu.

(Các nhà sư Phật giáo Tây Tạng cùng những đôi sneakers màu sắc đã bị mòn đế)

Vào giữa năm 2010, giày thể thao trở thành biểu tượng vàng trong làng thời trang theo nghĩa đen, bời Drake đã đặt hàng một đôi Air Jordans có một không hai được bọc vàng nguyên khối 24 cara. Đôi giày thể thao trị giá 2,1 triệu đô la ước tính nặng 50 pound mỗi chiếc.

(Đôi giày bọc vàng nguyên khối 24cara của Drake)

Văn hoá sneakers thật sự là gì?

Nhiều thập kỷ sau lần đầu tiên được giới thiệu trong ngành thời trang, giày thể thao cuối cùng cũng được coi là một phần di sản văn hóa của con người, đặc biệt là cách những người da màu định hình nên di sản đó. Tất nhiên không thể không nhắc đến Michael Jordan. Ngày nay, hơn 100 triệu đôi Air Jordan 1 đã được bán ra trên toàn thế giới. Vào tháng 4 năm 2023, đôi giày mà Jordan đã đi trong mùa giải NBA cuối cùng của anh được bán với giá 2,2 triệu đô la, trở thành đôi giày thể thao đắt nhất từng xuất hiện trong cuộc đấu giá.

(Fabo Nguyễn chia sẻ về đam mê giày thể thao)

Tuy nhiên thị trường giày thể thao vẫn còn nhiều bất cập khi chỉ có 5% nhà bán lẻ giày thể thao ở Hoa Kỳ là người da màu. Allen-Lord cho biết văn hóa giày thể thao cũng đã cho phép cô “tạo không gian và cơ hội cho những người sáng tạo da , đặc biệt là phụ nữ, đặt chân vào ngành công nghiệp giày thể thao”. Và càng có nhiều người tham gia vào thì câu chuyện xung quanh giày thể thao càng phong phú.

Bằng sự tiếp nhận mới mẻ và táo bạo trong giới trẻ, “văn hóa sát mặt đất” đã có cơ hội đổ bộ vào Việt Nam, nhanh chóng trở thành xu hướng và được giới trẻ đón nhận. Các cộng đồng, hội nhóm dành riêng cho những người yêu thích sneakers được thành lập, tạo ra sân chơi lành mạnh cho các bạn trẻ. Trong tương lai, The Lucky Star chắc chắn rằng nền văn hoá này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm hãy liên hệ ngay The Lucky Star qua:

Facebook: https://www.facebook.com/theluckystar.vn

Instagram: https://www.facebook.com/theluckystar.vn